Lịch sử Định_lý_Đào_(conic)

Định lý này được phát hiện và chứng minh bởi nhiều người, cụ thể như sau:

  • Trường hợp điểm D nằm trên đường thẳng cực của điểm P do Đào Thanh Oai phát hiện được đăng tại Advanced Plane Geometry Message 1307 năm 2014[9] và được chứng minh trong bài báo của Nguyễn Ngọc Giang.[1] Một trường hợp đặc biệt của trường hợp này là điểm P nằm trên đường thẳng đối cực và nằm tại vô cùng được Đào Thanh Oai đề xuất tại Advanced Plane Geometry Message 1271 năm 2014.[10] Điều này được chứng minh trong một bài báo của Trần Hoàng Sơn.[11]. Một bài báo của tác giả Nguyễn Minh Hà xác nhận rằng trường hợp riêng này cũng được Trần Quang Hùng tìm ra độc lập. [12]
  • Trường hợp điểm D nằm trên đường conic được Đào Thanh Oai phát biểu chứng minh vào tháng 6 năm 2013 trên Cut-The-Knot[7] và diễn đàn toán học phổ thông "Art of Problem Solving"[2]. Bài báo của Nguyễn Ngọc Giang cũng đề cập đến trường hợp này nhưng không chứng minh. Trong trường hợp này định lý cũng được giáo sư Geoff Smith đăng trên tạp chí the Mathematical Gazette và ông đã xác nhận sự phát hiện lặp lại của mình với Đào Thanh Oai.[6] Trường hợp đường conicđường tròn phần đảo được nêu trước đó rất lâu bởi Paul AubertJoseph Neuberg.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Định_lý_Đào_(conic) http://www.artofproblemsolving.com/community/c6h56... http://www.journal-1.eu/2016-3/Dao-Thanh-Oai-Gener... http://www.journal-1.eu/2018/Tran-Minh-Ngoc-Synthe... http://jl.ayme.pagesperso-orange.fr/Docs/La%20P-tr... http://journals.cambridge.org/action/displayAbstra... http://www.cut-the-knot.org/m/Geometry/DoublePasca... http://tube.geogebra.org/material/simple/id/186422... http://jcgeometry.org/Articles/Volume4/MinHaNamKha... http://geometry-math-journal.ro/pdf/Volume3-Issue2... http://geometry-math-journal.ro/pdf/Volume4-Issue2...